Nhiều bệnh nhân bị ngừng tim được cứu sống nhờ phương pháp hạ thân nhiệt (Ảnh: Nguyễn Hiệp H+)
Đan sâm - Thảo dược quý trong điều trị suy tim
Được cứu sống nhờ hạ thân nhiệt
Infographic: Phòng ngừa bệnh tim mạch ở phụ nữ như thế nào?
Tại sao ăn quả bơ tốt cho tim mạch?
Về mặt lý thuyết, việc ngừng tim trên ba phút mà không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Với những bệnh nhân bị ngừng tim, dù cấp cứu ngừng tim thành công, tim đập trở lại, phục hồi được mạch huyết áp thì tỷ lệ sống sót cũng chỉ dưới 10% (ngay cả những nước có hệ thống y tế hiện đại). Tại Việt Nam, tỷ lệ cứu sống bệnh nhân ngừng tim ngoài cộng đồng thấp hơn rất nhiều (cơ hội cứu sống có thể chỉ từ 1 - 2%). Nguyên nhân vì trong khi ngừng tim, não không có máu nuôi dưỡng bị tổn thương nặng nề. Các phản ứng có hại do thiếu máu não gây ra tiếp tục gây hủy hoại tế bào não mặc dù đã phục hồi được máu lên não. Hậu quả là não sẽ bị phù nề, viêm, và hoại tử dẫn tới chết não và tử vong.
Thông thường với các bệnh nhân ngừng tim, đã được cấp cứu thành công nhưng vẫn không tỉnh, các bác sỹ sẽ tiến hành hạ nhiệt độ cơ thể bệnh nhân. Các biện pháp trước đây như chườm đá, truyền nước lạnh... được áp dụng nhưng không kiểm soát được nhiệt độ một cách chính xác nên hiệu quả rất hạn chế. Với việc áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, các bác sỹ sẽ đưa một ống thông chuyên biệt vào mạch máu của bệnh nhân và từ đó tiến hành hạ thân nhiệt điều trị xuống khoảng 33 độ C. Sau đó máu sẽ duy trì ở nhiệt độ này trong vòng 24 giờ để giúp cho các tế bào não hồi phục.
Những bệnh cảnh có thể đáp ứng tốt với kỹ thuật hạ thân nhiệt là bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên, để kỹ thuật đạt được hiệu quả tối đa thì việc sơ - cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay tại nơi xảy ra là vô cùng quan trọng. Ngay sau khi được xác định ngừng tuần hoàn, bệnh nhân cần được ép tim ngoài lồng ngực càng sớm càng tốt và gọi hỗ trợ; Ép tim liên tục với tốc độ trên 100 nhịp/phút (100 – 120 nhịp/phút), ép để đạt được độ lún lồng ngực từ 5 – 6 cm, trường hợp có người hỗ trợ có thể thổi ngạt (30 nhịp ép tim/2 lần thổi ngạt).
TS.BS Nguyễn Văn Chi - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: "Nhờ kỹ thuật hạ thân nhiệt, các bệnh nhân ngừng tim sẽ có nhiều cơ hội sống sót hơn, khả năng phục hồi ý thức và vận động tốt hơn. Đây là một hướng điều trị nhiều triển vọng có thể áp dụng cho nhiều bệnh nhân rơi vào tình huống nguy hiểm liên quan đến thương tổn não cấp như thương tổn não sau ngừng tuần hoàn, sau thương tổn não nặng do bị chấn thương hoặc tai biến mạch não…".
Ngày 6/3, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận trường hợp bệnh nhân JG, 23 tuổi, quốc tịch Australia. Qua khai thác bệnh sử được biết, khoảng 15 giờ 45 phút ngày 6/3/2016 trong lúc đang tập Gym, bệnh nhân đột ngột ngừng tuần hoàn, một nhân viên y tế đang tập bên cạnh đã tiến hành ép tim tại chỗ trong 5 - 7 phút. Sau đó được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đã ngừng tuần hoàn, đồng tử 2 bên giãn. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã lập tức tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn một cách rất tích cực và khẩn trương: Ép tim, bóp bóng oxy, thuốc vận mạch liều cao, sốc điện nhiều lần, cấp cứu trong khoảng 40 phút bệnh nhân có hồi phục nhịp tim, huyết áp với liều thuốc vận mạch cao.
Đến 18h15 cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến Khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử 2 bên giãn to. Bệnh nhân được hồi sức tích cực và ngay lập tức được hội chẩn cấp cứu, có chỉ định thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt điều trị. Kỹ thuật tiến hành thuận lợi, tuy vậy, trong quá trình thực hiện kỹ thuật, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở máy, dùng thuốc nâng huyết áp, phổi có xu hướng tổn thương nặng lên. Sau 3 ngày kết thúc liệu trình điều trị, ý thức bệnh nhân cải thiện hơn, đã có thể nhận ra người thân, bệnh nhân không còn phải dùng thuốc nâng huyết áp, tự thở, rút được ống NKQ, 5 ngày sau, bệnh nhân đã có thể giao tiếp với mọi người và được xuất viện.
Bình luận của bạn